Sổ tay sinh viên

UBND TP CẦN THƠ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ CẦN THƠ

KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Chương Trình

CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

QUẢN LÝ XÂY DỤNG

Khoa Kỹ thuật xây dựng

Năm học 2019 – 2020

LCH SPHÁT TRIN

Hơn 30 năm hình thành và phát triển, Trung tâm Đại học Tại chức Cần Thơ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị do Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ (nay là Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ) giao chuẩn hóa cán bộ, nâng cao dân trí, thực hiện xã hội hóa giáo dục, đóng góp đáng kể vào thành tích phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng.

Ngày 29 tháng 01 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 249/QĐ-TTg thành lập TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ trên cơ sở nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của Trung tâm Đại học Tại chức Cần Thơ. Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng

 SMẠNG -TẦM NHÌN TRƯỜNG

SỨ MẠNG

Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức tốt, có chuyên môn cao, có khả năng tiếp cận nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lịch vực kỹ thuật, công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố Cần Thơ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

TẦM NHÌN

Đến năm 2030, Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ trở thành trường đại học theo định hướng ứng dụng liên ngành kỹ thuật công nghệ phù hợp với xu thế phát triển trong thời kỳ Cách mạng công nghệ lần thứ tư.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI

Chất lượng – Sáng tạo – Năng động – Phát triển

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

Đức trí – Kỹ năng – Sáng tạo – Hội nhập

 

KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

  1. Giới thiệu chung:
  • Khoa Kỹ thuật xây dựng được thành lập theo Quyết định số 159/QĐ-ĐHKTCN ngày 01 tháng 6 năm 2015 của Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ.
  • Chức năng: Khoa Kỹ thuật Xây dựng là đơn vị chuyên môn của Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ, có chức năng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật công nghệ và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và sáng tạo của đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Trực tiếp quản lý các hoạt động chuyên môn và chịu trách nhiệm về chất lượng toàn diện của học sinh sinh viên trong Khoa theo quy định.
  • Nhiệm vụ: Khoa Kỹ thuật Xây Dựng có nhiệm vụ trở thành cơ sở đào tạo kỹ sư có uy tín trong khu vực với 2 ngành kỹ thuật: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng và Quản lý xây dựng.
  1. Tầm nhìn

Đến năm 2030, phấn đấu xây dựng Khoa Kỹ thuật xây dựng trở thành Khoa phát triển bền vững với chất lượng đào tạo theo định hướng thực hành, ứng dụng không ngừng được nâng cao dựa trên nền tảng phát triển năng lực sinh viên; với quy mô đào tạo được mở rộng hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cao và đa dạng của xã hội; xây dựng và khẳng định thương hiệu của Khoa kỹ thuật xây dựng trong khu vực ĐBSCL và trên cả nước; lấy nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ làm nền tảng cho hướng phát triển tiếp theo để khẳng định thương hiệu trong môi trường cả nước và quốc tế.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

  • Thông tin chung
  • Tên ngành đào tạo:
  • Tiếng Việt: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
  • Tiếng Anh: Civil Engineering Technology
  • Mã số ngành đào tạo: 7510605
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 04 năm – 8 học kỳ (tối đa 08 năm)
  • Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
  • Tiếng Việt: Bằng Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng

Tiếng anh: Civil Engineering Technician

  1. Mục tiêu chương trình.

Mục tiêu của chương trình đào tạo được xây dựng phù hợp với Tầm nhìn – Sứ  mạng – Triết lý giáo dục của Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ; tương thích, phù hợp với Tầm nhìn – Sứ mạng của Khoa Kỹ thuật xây dựng, nhằm bồi dưỡng con người và phát triển nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế.

Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo Đại học chính quy Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng trang bị cho người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức khoa học cơ bản, kỹ thuật chuyên môn toàn diện, năng lực thực hành nghề nghiệp trong xây dựng và các lĩnh vực liên quan. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo còn rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể của ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng là trang bị cho người học đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ chuyên nghiệp làm nền tảng vững chắc cho sự thành công của kỹ sư xây dựng  tại các doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Kiến thức

Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng trang bị các kiến thức cần thiết giúp sinh viên có những kiến thức sau:

  • Mục tiêu 1 (MT1): Có kiến thức lý luận chính trị cơ bản như Chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Mục tiêu 2 (MT2): Có kiến thức nền tảng về toán học và khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
  • Mục tiêu 3 (MT3): Có kiến thức, kỹ năng chuyên môn, hiểu rõ các nguyên lý cơ bản về ngành xây dựng, ứng dụng các kiến thức tiên tiến về công nghệ kỹ thuật xây dựng; Thể hiện vai trò chủ động của một kỹ sư trong việc sử dụng hiệu quả các công cụ, công nghệ hiện đại vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá, thiết kế, thi công và xây dựng công trình thuộc lĩnh vực thủy lợi, giao thông, xây dựng dân dụng, môi trường, địa kỹ thuật.
  • Mục tiêu 4 (MT4): Có kiến thức và kỹ năng thực hiện việc lên kế hoạch và tổ chức quản lý các dự án liên quan đến lĩnh xây dựng và các lĩnh vực khác có liên quan.
  • Mục tiêu 5 (MT5): Áp dụng kiến thức về ngoại ngữ và công nghệ thông tin phục vụ lĩnh vực xây dựng.
  • Kỹ năng
  • Mục tiêu 6 (MT6): Có các kỹ năng đánh giá, phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lãnh đạo,… tạo tiền đề cho việc phối hợp với các ngành khác để giải quyết các vấn đề liên ngành, đa lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực xây dựng.
  • Mục tiêu 7 (MT7): Có kỹ năng giao tiếp, làm việc độc lập, làm việc nhóm, tự học, tự đào tạo, kỹ năng thích nghi và phát triển trong các môi trường làm việc liên ngành. sinh viên vận dụng những kiến thức đã học để phân tích và xử lý các tình huống trong nghề nghiệp, hình thành được kỹ năng tư duy sáng tạo trong thiết kế công trình trong lĩnh vực xây dựng.
  • Mục tiêu 8 (MT8): Có kỹ năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định. Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.
  • Mức tự chủ và trách nhiệm
  • Mục tiêu 9 (MT9): Sinh viên có tính chuyên nghiệp trong sinh hoạt và làm việc, làm việc có kế hoạch, khoa học; có tinh thần hợp tác; Có thái độ học tập suốt đời, ý thức tiếp thu kiến thức không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn; Có tinh tần yêu nước, yêu ngành nghề; làm việc theo pháp luật và có ý thức bảo vệ môi trường.
  • Mục tiêu 10 (MT10): Sinh viên nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của người kỹ sư trong thiết kế và thi công công trình xây dựng, có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc chuyên nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật; Có thái độ tự chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; Có ý thức rèn luyện sức khoẻ phục vụ cho ngành nghề.
  1. Chuẩn đầu ra
  • Chuẩn đầu ra 1 (C1): có khà năng áp dụng các kiến thức về toán học, khoa học ứng dụng để làm các tính toán kỹ thuật, giải quyết các bài toán kỹ thuật trong công việc.
  • Chuẩn đầu ra 2 (C2): Khả năng thiết kế, thi công công trình và triển khai các quy trình công nghệ kỹ thuật xây dựng đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội.
  • Chuẩn đầu ra 3 (C3): Sinh viên có khả năng tiến hành các thí nghiệm, đo lường, vận hành thiết bị kỹ thuật, kiểm tra kết quả thí nghiệm, hiểu và phân tích số liệu trong các chuyên ngành xây dựng.
  • Chuẩn đầu ra 4 (C4): Khả năng nhận diện, xác lập và giải quyết những vấn đề của công nghệ và kỹ thuật xây dựng
  • Chuẩn đầu ra 5 (C5): Khả năng làm việc trong các nhóm liên ngành
  • Chuẩn đầu ra 6 (C6): Sinh viên có có kiến thức rộng về những vấn đề hiện nay cũng như tác động của các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới trong bối cảnh toàn cầu hóa.
  • Chuẩn đầu ra 7 (C7): Ý thức về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp kể cả trách nhiệm với người sử dụng lao động và trách nhiệm đối với xã hội. Nhận thức về sự quan trọng của sức khỏe và an toàn cho cộng đồng.
  • Chuẩn đầu ra 8 (C8): Khả năng giao tiếp hiệu quả.Sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp. Trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương TOEIC 450.
  • Chuẩn đầu ra 9 (C9): Khả năng hiểu biết nhận thức đúng đắn về kiến thức lý luận chính trị, có ý thức kỷ luật, hiểu biết chủ trương chính sách và pháp luật của nhà nước
  • Chuẩn đầu ra 10 (C10):.Nhận thức về sự cần thiết và khả năng học tập suốt đời
  • Chuẩn đầu ra 11 (C11): Khả năng sử dụng các phương pháp, kỹ năng, công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành kỹ thuật xây dựng.Sử dụng được các phần mềm chuyên ngành như AutoCAD, SAP2000, ETABS, PLAXIS….

Chuẩn đầu ra CTĐT được tích hợp với mục tiêu của chương trình như [Bảng 1].

Bảng 1. Ma trận tích hợp mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

CHUẨN ĐẦU RA

C1

C2

C3

C4

C5

C6

C7

C8

C9

C10

C11

MT1

 

 

 

 

 

 

 

 

X

X

 

MT2

X

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

MT3

 

X

X

X

 

X

 

 

 

 

 

MT4

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

MT5

 

X

X

X

 

X

 

 

 

 

X

MT6

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

 

MT7

 

X

X

X

X`

X

 

 

 

 

 

MT8

 

X

X

X

 

 

 

 

 

 

 

MT9

 

 

 

 

 

 

 

 

X

X

 

MT10

 

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

  • Vị trí việc làm

Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng có khả năng làm việc trong các doanh nghiệp thuộc công nghiệp xây dựng như các công ty tư vấn đầu tư và xây dựng, Công ty tư vấn thiết kế, Doanh nghiệp xây dựng, các công ty xây lắp…

Vị trí có thể đảm nhận: kỹ sư thiết kế, kỹ sư tư vấn giám sát, nhân viên kỹ thuật, kỹ sư quản lý thi công, chỉ huy trưởng công trình, chuyên viên quản lý dự án; có khả năng làm việc ở các tổ chức quản lý đầu tư xây dựng, làm việc ở các cơ sở nghiên cứu và quản lý khoa học công nghệ xây dựng ở các Sở, ban, ngành, Ngân hàng, Kho bạc.

Sau tốt nghiệp, kỹ sư Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ hoặc trực tiếp giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng  hoặc ngành gần.

  • Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Có khả năng tự học tập suốt đời và tham gia nghiên cứu khoa học, Có khả năng học tập nâng cao trình độ sau đại học trong lĩnh vực chuyên ngành về Công nghệ kỹ thuật công trình  xây dựng.

  • Trình độ ngoại ngữ, tin học
  • Ngoại ngữ: TOEIC 350 (hoặc tương đương).
  • Tin học: Chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.
  • Nội dung chương trình đào tạo

Nội dung và khối lượng chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở Luật, Quyết định, Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:

  • Luật giáo dục đại học số 07/VBHN-VPQH được Quốc Hội thông qua ngày ngày 31 tháng 12 năm 2015.
  • Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 08 năm 2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
  • Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 08 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
  • Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 04 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
  • Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 09 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định điều kiện, trình độ, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học.
  • Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học.

Ngoài ra, khung chương trình còn được thiết kế trên cơ sở tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng  của Trường Đại học Cần Thơ, , Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM; Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM

5.1. Khối lượng kiến thức toàn khóa

            Tổng số tín chỉ: 144 tín chỉ, trong đó:

  • Tổng số tín chỉ bắt buộc: 118
  • Tổng số tín chỉ: 26 tín chỉ tự chọn.

            Nội dung và khối lượng chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở thực hiện quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành kèm theo Quyết định số 67/2008/QĐ-BGDĐT ngày 09 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, được trình bày trong bảng 6.

Bảng thống kê khối lượng kiến thức ngành Công nghệ kỹ thuật công trình  xây dựng

TT

Mã số học phần

Tên học phần

Tổng tín chỉ

Tín chỉ bắt buộc

Tín chỉ tự chọn

I. Kiến thức giáo dục đại cương

48

46

2

I.1 Lý luận chính trị

10

10

0

1

CB014

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

2

2

 

2

CB015

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2

3

3

 

3

CB016

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

 

4

CB017

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3

3

 

I.2. Khoa học xã hội – Nhân văn

4

2

2

5

CB004

Pháp luật đại cương

2

2

2

6

CB005

Văn bản và lưu trữ đại cương

2

 

7

CB012

Kỹ năng giao tiếp

2

 

I.3. Ngoại ngữ

10

10

0

8

CB023

Anh văn căn bản 1

4

4

 

9

CB024

Anh văn căn bản 2

3

3

 

10

CB025

Anh văn căn bản 3

3

3

 

I.4. Toán – Khoa học tự nhiên

14

14

0

11

CB001

Giải tích 1

3

3

 

12

CB002

Giải tích 2

3

3

 

13

CB003

Đại số tuyến tính

2

2

 

14

CB007

Vật lý 1

3

3

 

15

CB010

Hóa học 2

3

3

 

I.5. Giáo dục thể chất

2

2

0

16

CB018

Giáo dục thể chất 1 (*)

1

1

 

17

CB019

Giáo dục thể chất 2 (*)

1

1

 

I.6. Giáo dục Quốc phòng – An ninh

8

8

0

18

CB020

GDQP1: Đường lối quân sự của Đảng(*)

3

3

 

19

CB021

GDQP2: Công tác quốc phòng – An ninh (*)

2

2

 

20

CB022

GDQP3: Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC)(*)

3

3

 

II. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

96

72

24

 

II.1 Kiến thức cơ sở ngành

32

32

0

21

CB006

Xác suất thống kê

2

2

 

22

XD001

Vẽ kỹ thuật xây dựng

3

3

 

23

XD002

Cơ học lý thuyết

2

2

 

24

XD045

Phương pháp tính

2

2

 

25

XD004

Sức bền vật liệu

3

3

 

26

XD046

Thực tập sức bền vật liệu

1

1

 

27

XD005

Trắc địa và thực tập

3

3

 

28

XD006

Cơ học đất

2

2

 

29

XD021

Thí nghiệm cơ học đất

1

1

 

30

XD007

Cơ học kết cấu

3

3

 

31

XD011

Vật liệu xây dựng và TN vật liệu xây dựng

3

3

 

32

XD047

Địa chất công trình

2

2

 

33

XD048

Thực tập địa chất công trình

1

1

 

34

XD009

Nguyên lý cấu tạo kiến trúc

2

2

 

35

XD049

Cơ học lưu chất

2

2

 

II.2. Kiến thức ngành chính

38

38

0

II.2.1. Kiến thức chung ngành chính

16

16

0

36

XD012

Máy xây dựng

2

2

 

37

XD013

Kết cấu thép 1

2

2

 

38

XD023

Tin học ứng dụng trong xây dựng 1

3

3

 

39

XD008

Kết cấu Bê tông cốt thép 1

3

3

 

40

XD010

Nền móng công trình

2

2

 

41

XD020

Đồ án nền móng công trình

1

1

 

42

XD050

Đàn hồi ứng dụng và Phương pháp phần tử hữu hạn

3

3

 

II.2.2. Kiến thức chuyên sâu ngành chính

22

22

0

43

XD017

Kỹ thuật và Tổ chức thi công

3

3

 

44

XD018

Đồ án kỹ thuật và Tổ chức thi công

1

1

 

45

XD051

Kết cấu bê tông cốt thép 2

2

2

 

46

XD019

Đồ án kết cấu bê tông cốt thép

1

1

 

47

XD026

Kết cấu thép 2

2

2

 

48

XD024

Dự toán xây dựng

3

3

 

49

XD014

Kiến trúc công trình

2

2

 

50

XD052

Đồ án môn học kiến trúc

1

1

 

51

XD029

Đồ án kết cấu thép

1

1

 

52

XD056

Thực tập kỹ thuật

2

2

 

53

XD053

Công trình trên đất yếu

2

2

 

54

XD034

Giải pháp nền móng hợp lý

2

2

 

II.3.Kiến thức chuyên ngành tự chọn

10

0

10

55

XD031

Cấp thoát nước

2

 

10

56

XD032

Công trình giao thông

2

 

57

XD033

Quản lý đô thị

2

 

58

XD054

Tin học ứng dụng trong xây dựng 2

2

 

59

CB011

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

 

60

XD055

Kỹ thuật điện – XD

2

 

61

XD040

Nhà nhiều tầng

2

 

62

XD058

Chuyên đề kết cấu bê tông

2

 

63

XD059

Chuyên đề thi công công trình

2

 

II.4. Kiến thức chuyên ngành bổ trợ

4

0

4

64

XD015

Luật xây dựng

2

 

4

65

XD060

Bảo trì và sữa chữa công trình

2

 

66

XD057

Đánh giá tác động môi trường – XD

2

 

67

XD022

Anh văn chuyên ngành xây dựng

2

 

II.5 Thực tập tốt nghiệp và Luận văn Tốt Nghiệp

12

2

10

68

XD061

Thực tập tốt nghiệp – CNKTCTXD

2

2

 

69

XD062

Luận văn tốt nghiệp – CNKTCTXD

10

 

10

TỔNG CỘNG

144

118

26

Ghi chú:

– Học phần có dấu (*) là những học phần điều kiện, không tính vào điểm trung bình chung tích lũy

– Sinh viên hoàn thành 10 tín chỉ của khóa luận tốt nghiệp bằng 01 trong 03 phương án sau:

+ Phương án 1: Thực hiện Luận văn tốt nghiệp (10 tín chỉ).

+ Phương án 2: Thực hiện Tiểu luận tốt nghiệp (04 tín chỉ) và tự chọn 03 học phần trong danh mục học phần thay thế (06 tín chỉ).

+ Phương án 3: Tự chọn 05 học phần trong danh mục học phần thay thế (10 tín chỉ).

  • Kế hoạch đào tạo

Kế hoạch giảng dạy năm học

HK1

 TC

HK2

  TC

HK3

 TC 

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin 1

2

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

Pháp luật đại cương

2

Anh văn căn bản 2 (*)

3

Anh văn căn bản 3 (*)

3

Anh văn căn bản 1 (*)

4

Giải tích 2

3

Sức bền vật liệu

3

Giải tích 1

3

Hóa học 2

3

Thực tập sức bền vật liệu

1

Đại số tuyến tính

2

Vẽ Kỹ thuật xây dựng

3

Trắc địa và thực tập

3

Vật lý 1

3

Cơ học lý thuyết

2

Xác suất thống kê

2

01 Học phần tự chọn trong khung KH-XH-NV

2

Phương pháp tính

2

Vật liệu xây dựng và TN vật liệu xây dựng

3

 

 

 

 

Địa chất công trình

2

 

 

 

 

Thực tập địa chất công trình

1

Tổng tín chỉ

18

Tổng tín chỉ

19

Tổng tín chỉ

20

 

HK HÈ

HK hè

TC

Giáo dục thể chất 1 (*)

1

1

Giáo dục thể chất 2 (*)

2

1

GDQP2: Công tác quốc phòng – An ninh

1

2

GDQP3:  Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC)

1

3

GDQP1: Đường lối quân sự của Đảng

2

3

Thực tập tốt nghiệp – CNKTCTXD

3

2

 

HK4

  TC 

HK5

  TC 

HK6

  TC 

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3

Kết cấu bê tông cốt thép 1

3

Kết cấu bê tông cốt thép 2

2

Cơ học kết cấu

3

Nền móng công trình

2

Đồ án kết cấu bê tông cốt thép

1

Kết cấu thép 1

2

Đồ án nền móng công trình

1

Dự toán xây dựng

3

Cơ học lưu chất

2

Kiến trúc công trình

2

Công trình trên đất yếu

2

Cơ học đất

2

Đồ án môn học kiến trúc

1

Kỹ thuật tổ chức thi công

3

Thí nghiệm cơ học đất

1

Tin học ứng dụng trong xây dựng 1

3

Sinh viên tự chọn 2 học phần trong khung kiến thức chuyên ngành tự chọn

4

Nguyên lý cấu tạo kiến trúc

2

Kết cấu thép 2

2

Sinh viên tự chọn 1 học phần trong khung kiến thức chuyên ngành bổ trợ

2

Máy xây dựng

2

Đồ án kết cấu thép

1

 

 

 

 

Thực tập kỹ thuật

2

 

 

Tổng tín chỉ

17

Tổng tín chỉ

17

Tổng tín chỉ

17

 

HK7

 TC  

HK8

 TC  

Đàn hồi ứng dụng và PP PTHH

3

Luận Văn tốt nghiệp – CNKTCTXD

10

Đồ án Kỹ thuật tổ chức thi công

1

 

 

Giải pháp nền móng hợp lý

2

 

 

Sinh viên tự chọn 3 học phần trong khung kiến thức chuyên ngành tự chọn

6

 

 

Sinh viên tự chọn 1 học phần trong khung kiến thức chuyên ngành bổ trợ

2

 

 

Tổng tín chỉ

14

Tổng tín chỉ

10

* Thực tập kỹ thuật: Phần thực tập ngoài công trình sẽ thực hiện trong HK hè 2

 

Ghi chú:

  • Sinh viên nhận đề tài LVTN vào HK7 – HK8
  • Sinh viên sẽ đăng ký học phần cho riêng mình vào đầu mỗi học kỳ tùy theo kế hoạch học tập của mỗi sinh viên.
  • Học phí được tính theo số tín chỉ đăng ký:

HỌC PHÍ = SỐ TÍN CHỈ x HỌC PHÍ 1 TÍN CHỈ

  • Dự kiến mức học phí/người học/năm (theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010 của Chính phủ Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015.

Thiết kế kế hoạch đào tạo chuẩn: bố trí các học phần theo từng học kỳ. Tuy nhiên trong quá trình đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể học nhanh, học chậm tuỳ theo năng lực.

  • Lưu đồ kế hoạch giảng dạy dự kiến

Hướng dẫn về các ký hiệu sử dụng trên sơ đồ vận hành chương trình đào tạo:

– Chương trình giáo dục được xây dựng trọn vẹn để vận hành theo học chế tín chỉ. Bản sơ đồ chương trình đào tạo trong phần tiếp theo sắp xếp các môn học theo trình tự học kỳ của khóa đào tạo – tuy nhiên đây chỉ là trình tự học mà khoa và trường khuyến cáo sinh viên nên tuân theo để thuận lợi nhất cho việc tiếp thu kiến thức.

– Chương trình giáo dục được cập nhật liên tục trong suốt quá trình đào tạo sẽ được khoa công bố và cập nhật chính thức trong sổ tay sinh viên mỗi học kỳ.

– Mỗi môn học được biểu diễn bằng một “dải băng” – dạng ký hiệu:

– Thông tin cơ bản của môn học được ghi phía trên dải với cấu trúc mã số học phần (MSMH) và T(X,Y,Z) trong đó T là số tín chỉ, X là số giờ lý thuyết trong một tuần chuẩn (quy ước học kỳ có 15 tuần), Y là số giờ bài tập – thực hành – thảo luận trong 1 tuần, Z là số giờ mà một sinh viên trình độ trung bình phải đầu tư cho tự học – tự chuẩn bị bài trong 1 tuần (tính trung bình suốt học kỳ và bao gồm cả thời gian dành cho việc chuẩn bị kỳ kiểm tra, kỳ thi cuối khóa).

– Biểu diễn ràng buộc học trước giữa các môn học (mũi tên gián đoạn) – môn A là môn học trước của môn B:

– Các môn thực tập tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp (học phần tốt nghiệp nói chung) luôn có nhiều ràng buộc riêng và không thể biểu diễn đầy đủ trên các sơ đồ tiến trình này. Sơ đồ biểu diễn các học phần tự chọn A, B, C, D của nhóm tự chọn kiến thức cơ sở ngành trong hình chữ nhật.

 KIẾN THỨC TỰ CHỌN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

  1. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

Phương pháp giảng dạy và học tập của Khoa kỹ thuật xây dựnglà tiếp cận giáo dục dựa trên chuẩn đầu ra, ở cấp độ chương trình, từ chuẩn đầu ra mong đợi của chương trình đào tạo, thiết kế chuẩn đầu ra sinh viên, thiết kế chuẩn đầu ra môn học. Dựa trên chuẩn đầu ra này xây dựng kế hoạch giảng dạy, tiến hành giảng dạy, đề cương môn học, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập và các công cụ đánh giá. Sau khi kết thúc môn học tiến hành đánh giá môn học và tiến đến đánh giá chương trình để tiến hành cải tiến chuẩn đầu ra chương trình.

Danh sách chiến lược giảng dạy và phương pháp giảng dạy sử dụng trong chương trình đào tạo được mô tả [bảng 5].

Chiến lược và phương pháp giảng dạy

Chiến lược giảng dạy

Mô tả

Phương pháp giảng dạy

Giảng dạy trực tiếp

Đa số các môn học lý thuyết được dạy theo phương pháp thuyết trình thuyết giảng, vấn đáp, đặt câu hỏi gợi ý, giao bài tập về nhà cho sinh viên và kiểm tra khả năng tự học của sinh viên thông qua bài tập, thảo luận, seminar.

•   Thuyết giảng

•   Bài học

•   Câu hỏi gợi ý, chuẩn đoán

•   Trình diễn mẫu

•   Luyện tập & thực hành

Giảng dạy gián tiếp

Một số học phần giảng dạy gián tiếp không có sự can thiệp rõ ràng nào của giảng viên, các môn học được chọn lựa trong CTĐT của chuyên ngành có thể được tiến hành theo phương pháp dạy dựa trên dự án hoặc giảng dạy dựa trên vấn đề, người học được tạo điều kiện môi trường tốt nhất cho hoạt động học tập các học phần này. Các môn thực tập doanh nghiệp, tham quan, đồ   án môn học, khóa luận tốt nghiệp.

•   Yêu cầu

•   Giải quyết vấn đề

•   Nghiên cứu tình huống

•   Xây dựng ý tưởng

Học tập trải nghiệm

Các môn học trong chương trình đào tạo được thiết kế học tập trải nghiệm như các môn khoa học cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành sinh viên được trang bị học tập các môn thực tập doanh nghiệp,  kiến tập chuyên môn, đồ án môn học, khóa luận tốt nghiệp.

•   Mô phỏng

•   Hình ảnh tập trung

•   Đóng vai

•   Mô hình

•   Trò chơi

•   Thực tế

 

Giảng dạy tương tác

Được thực hiện hầu hết trong các môn học của chương trình đào tạo. Sinh viên làm bài tập nhóm, thuyết trình nhóm, làm thực nghiệm nhóm, thực tập doanh nghiệp, tham quan thực tế và khóa luận tốt nghiệp.

•   Tranh luận

•   Thảo luận

•   Giải quyết vấn đề

•   Học tập nhóm

•   Tương tác, phản hồi

Học tập độc lập

Hoạt động thực nghiệm, thiết kế trong môn học khóa luận tốt nghiệp, trình bày khóa luận, các đồ án thiết kế, làm bài tập ở nhà, viết báo cáo và học tập tự do.

•           Phân công công việc cá nhân

•           Dự án nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp

Các phương pháp giảng dạy học tập dựa trên chuẩn đầu ra môn học và phù hợp  với mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành Quản lý công nghiệp. Các phương pháp kiểm tra đánh giá đa dạng, đảm bảo tính tương tác. Thời gian cho phép thực hiện được qui định trong kế hoạch học tập và kiểm tra đánh giá của Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ.

  1. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

Điểm đánh giá học phần được thực hiện theo Quy chế học vụ của trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ.

Điểm học phần được tính theo thang điểm hệ số 10 và làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ với các mức A+, A, B+, B, C+, C, D+, D, F, từ đó quy đổi thành điểm hệ số 4 để tính tích lũy.

Điểm từng phần

( Hệ số 10)

Điểm quy đổi

Điểm chữ

Điểm hệ số 4

9,5 –  10

A+

4,0

8,5 – 9,4

A

3,8

8,0 – 8,4

B+

3,5

7,0 – 7,9

B

3,0

6,5 – 6,9

C+

2,5

5,5 – 6,4

C

2,0

5,0 – 5,4

D+

1,5

4,0 – 4,9

D

1,0

0,0 – 3,9

F

0,0

Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:

Trong đó:

A  là điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy

ai  là điểm của học phần thứ i

ni  là số tín chỉ của học phần thứ i

n   là tổng số học phần

 Xếp loại tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học như sau:

Xếp loại tốt nghiệp

Điểm TBCTL (thang điểm 4)

Xuất sắc

3,60  đến 4,00

Giỏi

3,20  đến 3,59

Khá

2,50  đến 3,19

Trung bình

2,00  đến 2,49

QUY CHẾ ĐÀO TẠO

Các thông tin về đào tạo được quy định cụ thể tại:

http://pdaotao.ctuet.edu.vn/?MenuID=319

 QUY CHẾ CÔNG TÁC SINH VIÊN

Các thông tin về đào tạo được quy định cụ thể tại:

https://www.ctuet.edu.vn/PageContent.aspx?MenuID=304

QUY ĐỊNH VỀ TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN

 Công tác “tuần sinh hoạt công dân – sinh viên”

Mục đích việc tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân- sinh viên” nhằm:
–       Nâng cao nhận thức của sinh viên về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giúp cho sinh viên nắm được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước, khu vực và quốc tế.
–       Giúp sinh viên hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm của công dân – sinh viên thông qua việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các quy chế, quy định về đào tạo, về công tác sinh viên của Trường; phương hướng nhiệm vụ của người học nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
–       Việc tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân – sinh viên” đầu năm, đầu khóa, cuối khóa năm học phải được tiến hành nghiêm túc, đạt hiệu quả giáo dục cao; có thảo luận, đối thoại, viết thu hoạch và đánh giá kết quả cuối đợt học tập.
Nội dung của “Tuần sinh hoạt công dân – sinh viên”.
–       Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và ĐHKTCNCT.
–       Tùy vào mỗi năm học, Trường sẽ lựa chọn nội dung phù hợp để đưa vào tuần sinh hoạt công dân – sinh viên.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN

  • Mục đích đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên nhằm:
  • Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
  • Đưa ra được những định hướng, nội dung rèn luyện cụ thể, phù hợp, tạo điều kiện cho sinh viên có môi trường rèn luyện.
  • Yêu cầu:
  • Việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên là việc làm thường xuyên của trường.
  • Quá trình đánh giá kết quả phải đảm bảo chính xác, công bằng, công khai và dân chủ.
  • Nội dung đánh giá: Xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên là đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của từng sinh viên theo các mức điểm đạt được trên các mặt:
  • Ý thức tham gia học tập;
  • Ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định của nhà trường;
  • Ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội;
  • Ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng;
  • Ý thức và kết quả tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường hoặc sinh viên đạt được thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện.
  • Nội dung thực hiện

 Nội dung đánh giá

Khung điểm đánh giá

Hướng dẫn đánh giá

1, Đánh giá về ý thức học tập

20

 

a, Ý thức, thái độ trong học tập. (Nghỉ học 1 buổi không phép trừ 1 điểm; đi muộn hoặc bỏ tiết mỗi 3 lần trừ 1 điểm)

7 điểm

Điểm tối đa là 7 điểm. Mỗi buổi nghỉ học không phép trừ 1 điểm. Đi muộn hoặc bỏ tiết mỗi 3 lần trừ 1 điểm

b, Tham gia các câu lạc bộ học thuật; các hoạt động học thuật; hoạt động ngoại khóa; hoạt động nghiên cứu khoa học

2 điểm

Cho điểm nếu sinh viên có tham gia ít nhất 1 trong các hoạt động

c, Ý thức thực hiện tốt quy chế khi tham gia các kỳ thi, cuộc thi

4 điểm

Được 4 điểm (điểm tối đa) nếu thực hiện tốt.

– Bị nhắc nhở khi thi, kiểm tra

2 điểm

Điểm tối đa còn 2 điểm

– Bị lập biên bản xử lý khi thi và kiểm tra

0 điểm

Còn 0 điểm

d, Có tinh thần vượt khó, phấn đấu vươn lên trong học tập

2 điểm

Được 2 điểm (điểm tối đa) nếu thực hiện tốt.

đ, Đạt kết quả cao trong học tập

5 điểm

Chỉ tính theo điểm thi lần 1

– Loại Trung bình: Điểm số từ 2.0 đến 2.49

2 điểm

Cho điểm tương ứng với từng mức kết quả học tập

– Loại Khá: Điểm số từ 2.5 đến 3.19

3 điểm

– Loại Giỏi: Điểm số từ 3.2 đến 3.59

4 điểm

– Loại Xuất sắc: Điểm số từ 3.6 đến 4.0

5 điểm

Điểm tối đa nội dung 1 là 20 điểm

2, Đánh giá về ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế, quy định trong nhà trường

25

 

a, Ý thức chấp hành các văn bản chỉ đạo của ngành, của cơ quan chỉ đạo cấp trên được thực hiện trong nhà trường.

15 điểm

Được 15 điểm (điểm tối đa) nếu thực hiện tốt.

– Bị nhắc nhở trong việc thực hiện

10 điểm

Điểm tối đa còn 10 điểm

– Bị xử lý kỷ luật từ mức khiển trách trở lên

0 điểm

Còn 0 điểm

b, Ý thức chấp hành tốt, đầy đủ các nội quy, quy chế và các quy định khác của nhà trường

10 điểm

Được 10 điểm (điểm tối đa) nếu thực hiện tốt.

– Bị nhắc nhở trong việc thực hiện

5 điểm

Điểm tối đa còn 5 điểm

– Bị xử lý kỷ luật từ mức khiển trách trở lên

0 điểm

Còn 0 điểm

Điểm tối đa nội dung 2 là 25 điểm

3, Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội

20

 

a, Tham gia tích cực các hoạt động chính trị, xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao và có sự trưởng thành của bản thân qua các hoạt động rèn luyện:

8 điểm

 

– Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao

5 điểm

Được tối đa 5 điểm

– Được kết nạp Đảng hoặc đạt danh hiệu Đoàn viên ưu tú hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các hoạt động chính trị, văn hóa, thể thao từ cấp trường trở lên

8 điểm

Được tối đa 8 điểm nếu đạt 1 trong các danh hiệu

b, Tích cực tham gia các hoạt động công ích, tình nguyện, công tác xã hội

6 điểm

Được 6 điểm (điểm tối đa) nếu thực hiện tốt.

c, Tham gia tuyên truyền, phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hoạt động khác do lớp, khoa, trường, các đoàn thể, địa phương tổ chức

6 điểm

Được 6 điểm (điểm tối đa) nếu thực hiện tốt.

Điểm tối đa nội dung 3 là 20 điểm

4, Đánh giá về ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng

 

 

a, Chấp hành và tham gia tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại nơi cư trú

10 điểm

Được 10 điểm (điểm tối đa) nếu thực hiện tốt.

b, Được ghi nhận, biểu dương, khen thưởng về tham gia các hoạt động xã hội

5 điểm

Được 5 điểm (điểm tối đa) nếu được ghi nhận bằng văn bản của từ cấp xã, phường hoặc từ cấp trường trở lên.

c, Có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, người thân, người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.

10 điểm

Được 10 điểm (điểm tối đa) nếu thực hiện tốt.

Điểm tối đa nội dung 4 là 25 điểm

5, Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia công tác phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường hoặc đạt được thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên

 

 

a, Tham gia tích cực vào phong trào của Lớp, Đoàn, Hội sinh viên và các công tác đoàn thể xã hội khác

3 điểm

Được 3 điểm (điểm tối đa) nếu thực hiện tốt

b, Phát huy vai trò và hoàn thành tốt nhiệm vụ người cán bộ Chi đoàn, Lớp, Câu lạc bộ, Đội tự quản

3 điểm

Được 3 điểm (điểm tối đa) nếu là ủy viên BCH chi đoàn; ủy viên Chi hội sinh viên; lớp trưởng – lớp phó; Chủ nhiệm – Phó chủ nhiệm CLB; Đội trưởng – Đội phó Đội tự quản

c, Đảm nhiệm, đóng góp có hiệu quả cho công tác Đoàn trường, Hội sinh viên, Liên chi đoàn, Đội tự quản, Câu lạc bộ

2 điểm

Được 2 điểm (điểm tối đa) nếu là ủy viên BCH đoàn, hội sinh viên cấp khoa trở lên hoặc là thành viên Đội tự quản, CLB

d, Được biểu dương, khen thưởng vì có thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện và các hoạt động khác

2 điểm

Được ghi nhận bằng văn bản

– Cấp khoa

1 điểm

Được tối đa 1 điểm

– Cấp trường trở lên

2 điểm

Được tối đa 2 điểm

Điểm tối đa nội dung 5 là 10 điểm

Tổng điểm tối đa: 100 điểm

  • Phân loại kết quả rèn luyện:
  • Từ 90 đến 100 điểm: loại Xuất sắc;
  • Từ 80 đến dưới 90 điểm: loại Tốt;
  • Từ 65 đến dưới 80 điểm: loại Khá;
  • Từ 50 đến dưới 65 điểm: loại Trung bình;
  • Từ 35 đến dưới 50 điểm: loại Yếu;
  • Dưới 35 điểm: loại Kém.
  • Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện
  • Sinh viên căn cứ vào kết quả rèn luyện của bản thân, tự đánh giá theo mức điểm chi tiết.
  • Tổ chức họp lớp có cố vấn học tập tham gia, tiến hành xem xét và thông qua mức điểm tự đánh giá của từng sinh viên trên cơ sở các minh chứng xác nhận kết quả và phải được quá nửa ý kiến đồng ý của tập thể đơn vị lớp và phải có biên bản kèm theo.
  • Cố vấn học tập xác nhận kết quả họp lớp và chuyển kết quả lên Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của người học cấp khoa.
  • Hội đồng đánh giá cấp khoa họp xét, thống nhất, báo cáo Trưởng khoa thông qua và trình kết quả lên Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của người học cấp trường.
  • Hội đồng cấp trường họp xét, thống nhất trình Hiệu trưởng xem xét và quyết định công nhận kết quả.
  • Phiếu đánh giá kết quả rèn luyện này áp dụng thực hiện đối với riêng sinh viên hệ đại học chính quy và thực hiện bắt đầu từ học kỳ I năm học 2018 – 2019./.

CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN SINH VIÊN

  • Quy chế đào tạo:

http://pdaotao.ctuet.edu.vn/News.aspx?MenuID=394

  • Quy chế công tác sinh viên:

https://ctuet.edu.vn/News.aspx?MenuID=400

  • Quy trình đóng học phí

http://pdaotao.ctuet.edu.vn/?MenuID=319

  • Quy trình đánh giá lớp học phần và đánh giá khóa học

http://pdaotao.ctuet.edu.vn/Resource/Upload/file/P%C4%90T_L%C6%B0u%20tr%E1%BB%AF/493_QD_DHKTCN.pdf

  • Quy trình xét học bổng

https://ctuet.edu.vn/News.aspx?MenuID=401

  • Thực hiện chế độ về miễn giảm học phí

https://ctuet.edu.vn/NewsDetail.aspx?NewsID=561

  • Thực hiện chế độ về trợ cấp xã hội

https://ctuet.edu.vn/NewsDetail.aspx?NewsID=968

  • Bảo hiểm y tế

https://ctuet.edu.vn/News.aspx?MenuID=445

  • Ý kiến sinh viên

https://ctuet.edu.vn/News.aspx?MenuID=402

  • Việc làm

https://ctuet.edu.vn/News.aspx?MenuID=443